Tag

covid-19

Browsing

Đã hơn 14 ngày kể từ khi Sài Gòn được phép “mở cửa” trong tình trạng mới sau hơn 4 tháng phòng chống dịch covid. Thị trường kinh doanh dịch vụ ẩm thực đang trở lại một cách chậm chạp. Các hàng quán ăn uống hiện tại (chỉ) được phép bán “giao thức ăn”, không ngồi tại chỗ. Sự thiếu hụt về nhân sự, nguồn tài chính, mô hình kinh doanh khó chuyển đổi và chi tiêu thị trường giảm sút đang kéo giảm “đà phục hồi” của ngành kinh doanh ẩm thực. Sau hơn 4 tháng chống dịch bệnh, đã có nhiều quán cafe, nhà hàng phải treo biển “đóng cửa” “trả mặt bằng”. Những quán còn “trụ lại” cần có “những bước đi” thật chắc chắn để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Cộng đồng kinh doanh ẩm thực ở Sài Gòn cần nhiều hỗ trợ để “trở lại”. Trong đó có “môi trường kinh doanh bình thường” và “hỗ trợ về tài chính”.

“Môi trường kinh doanh bình thường” tức là cho phép quán cafe, nhà hàng có thể hoạt động với đầy đủ chức năng của mình. Trong điều kiện phòng chống dịch, nếu không cấp thiết, thì quán cafe, nhà hàng nên (bị) giảm công suất phục vụ, chứ không nên bị ngưng các hoạt động kinh doanh chính. Chính phủ cũng đã ban hành chính sách mới về phòng chống dịch, trong đó cũng nêu rõ việc không cấm nhà hàng, quán ăn, quán cafe hoạt động nếu tình hình dịch không thuộc mức “nguy cơ rất cao”. Nhưng việc áp dụng cụ thể thế nào vẫn phải chờ văn bản của từng địa phương.

“Hỗ trợ về tài chính” tức là cần chung tay của nhiều “người”. Các quán ăn, quán cà phê, nhà hàng đa phần là kinh doanh nhỏ lẻ, việc tiếp cận các nguồn vốn vay với lãi ưu đãi là rất thấp. Chưa kể là tiền thuê mặt bằng kinh doanh cao, vốn đã là “trở ngại lớn” trong điều kiện kinh doanh bình thường. Thì giờ tiền thuê mặt bằng là một “vấn đề nghiêm trọng” trong cơ cấu tài chính của các quán cafe, nhà hàng khi “trở lại kinh doanh”. Một số chủ mặt bằng đã có thông báo sẽ thu 100% tiền thuê mặt bằng ngay khi Sài Gòn cho phép kinh doanh ăn uống trở lại (dù còn hạn chế). Việc thiếu sự “sẻ chia” thêm một thời gian nữa giữa chủ mặt bằng và người kinh doanh là một điểm khó cho các quán cafe, nhà hàng quay trở lại hoạt động.

Những khó khăn của ngành kinh doanh ẩm thực trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua làm “lộ rõ thêm” các “điểm bất cập” trong kinh doanh ẩm thực ở Sài Gòn. Một số “điểm bất cập” vốn tồn tại từ rất lâu như giá mặt bằng quá cao, không tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi, thiếu hỗ trợ về chính sách cho những người kinh doanh nhỏ lẻ. Dịch “covid” như “giọt nước tràn ly” làm các chủ quán phải nghiêm túc nhìn nhận lại “cơ cấu tài chính” trong hoạt động kinh doanh để có những quyết định phù hợp nhất.

Các anh chị chủ quán cafe và nhà hàng có thể thắc mắc “tạm ngưng hoạt động” trong mùa dịch là không bán hàng được, người mua không có, như vậy thì “cơ hội” ở đâu? Thật ra cơ hội nằm ở chính việc “tạm ngưng hoạt động vì dịch bệnh”.

Vì sao “tạm ngưng hoạt động vì dịch bệnh” là cơ hội?

“Tạm ngưng hoạt động vì dịch bệnh” là một lý do “bất khả kháng”. Và “lý do” này nhận được đông đảo sự cảm thông của nhân viên, khách hàng, đối tác. Các chủ quán cafe, nhà hàng có thể tận dụng thời gian “tạm ngưng hoạt động” để tiến hành rà soát, điều chỉnh hoạt động kinh doanh, đưa ra các thay đổi với một lý do “rất hợp lý”.

Thông thường một quán cafe, nhà hàng luôn hoạt động vận hành liên ục để phục vụ khách hàng. Và chúng ta thường xử lý các sự việc xảy ra trong khi vận hành, chứ ít khi có “nhịp nghỉ” phù hợp để tiến hành rà soát hoạt động kinh doanh, vận hành của toàn nhà hàng, quán cafe để cải cách toàn diện. Và khi việc phục vụ khách hàng được diễn ra liên tục, việc “ngưng lại” trong điều kiện bình thường để điều chỉnh hoạt động kinh doanh, dễ gây tác động chú ý không cần thiết từ phía khách hàng.

Các cơ hội của quán cafe, nhà hàng khi “tạm ngưng vì dịch bệnh”?

  • Rà soát hoạt động kinh doanh: cơ cấu nguồn doanh thu, cơ cấu chi phí, nguồn nguyên liệu, các đối tác. Nghiên cứu món mới và phương thức kinh doanh mới như: sản phẩm giao tận nhà, phục vụ thức ăn mang đi …
  • Rà soát hoạt động vận hành: cơ cấu nhân sự, rà soát quy trình vận hành, nội quy công việc, tìm kiếm nhân sự mới nếu cần thiết …
  • Rà soát hoạt động chăm sóc khách hàng: Tối ưu hoá danh sách khách hàng, phân loại khách hàng, cập nhật chính sách dành cho khách hàng, cài đặt các công cụ chăm sóc khách hàng (CRM)…
  • Rà soát hoạt động marketing và phát triển thương hiệu: rà soát các kênh truyền thông của nhà hàng, quán cafe, xem xét các đánh giá của khách hàng trên các kênh truyền thông, thống kê mức độ nhận biết thương hiệu trên các kênh truyền thông, rà soát lại chương trình marketing …
  • Tăng cường giá trị cung cấp cho khách hàng: sửa chữa, chỉnh trang quán nếu cần thiết để chuẩn bị phục vụ khách hàng trở lại.

Các hoạt động khác của quán cafe, nhà hàng nên làm khi “tạm ngưng mùa dịch”?

Việc không bán hàng trực tiếp cho khách, không có nghĩa là quán cafe, nhà hàng hoàn toàn biến mất đối với khách hàng. Đây là thời điểm có thể tận dụng để tạo ra các hoạt động tương tác về thương hiệu trên internet, các hoạt động chăm sóc khách hàng cũ online để chuẩn bị cho “trở lại kinh doanh”.